Hiện nay, việc tự tạo dựng, phát triển một thương hiệu mới trên thị trường sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để gây dựng chỗ đứng và được nhiều người biết đến. Vì vậy, hình thức nhượng quyền thương hiệu là lựa chọn tối ưu của rất nhiều nhà đầu đầu tư.
>> Đọc thêm: Mua thương hiệu nhượng quyền trà sữa giá rẻ, siêu lợi nhuận
1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) là một hình thức kinh doanh mà trong đó, tổ chức hay cá nhân sở hữu thương hiệu (bên nhượng quyền) cấp phép cho cá nhân/doanh nghiệp (bên nhận quyền) quyền kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định.
Cụ thể, bên nhượng quyền (Franchisor) sẽ cho phép bên nhận quyền (Franchisee) sử dụng thương hiệu, hệ thống kinh doanh để kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
- Việc mua bán sản phẩm/dịch vụ được tiến hành theo cách thức kinh doanh do bên bán thương hiệu quy định. Được gắn với tên thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh
- Bên nhận quyền phải trả tiền bản quyền cho bên nhượng quyền và ký hợp đồng hoạt động theo các điều khoản quy định chung
2. Các hình thức nhượng quyền thương hiệu phổ biến hiện nay:
2.1 Nhượng quyền thương hiệu theo mô hình toàn diện:
Full Business Format Franchise được cấu trúc chặt chẽ và hoàn chỉnh nhất trong tất cả các mô hình nhượng quyền. Mô hình này thể hiện mức độ hợp tác và cam kết giữa các bên với thời gian hợp đồng từ trung hạn 5 năm đến dài hạn 20-30 năm.
Bên nhượng quyền thường chuyển nhượng với 4 yếu tố sau:
- Hệ thống kinh doanh bao gồm: chiến lược, quy trình vận hành, chính sách quản lý, huấn luyện, tư vấn, hỗ trợ khai trương và quảng cáo.
- Bí quyết công nghệ, sản xuất kinh doanh
- Thương hiệu
- Sản phẩm/Dịch vụ
Bên nhận quyền thương hiệu phải có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền hai khoản chi phí cơ bản đó chính là phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động. Ngoài ra có thể trả thêm các khoản phí khác như chi phí thiết kế, trang trí cửa hàng, mua trang thiết bị, chi phí tiếp thị, các khoản chênh lệch do mua nguyên vật liệu.
>> Kinh nghiệm: Những điều về hạch toán chi phí nhượng quyền thương hiệu bạn cần biết.
2.2 Chuyển nhượng thương hiệu theo mô hình không toàn diện
Gọi là Non-Business Format Franchise. Mô hình nhượng không toàn diện là chuyển nhượng một số yếu tố nào đó của bên chuyển nhượng như nhượng quyền công thức, sản phẩm, tiếp thị hoặc cung cấp quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu.
Đối với mô hình franchise này, bên nhượng quyền thường ít kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của bên nhận quyền. Phần thu nhập của bên nhượng quyền chủ yếu là từ việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ và chi phí sử dụng thương hiệu.
2.3 Nhượng quyền có tham gia quản lý
Hình thức này thường phổ biến ở các chuỗi khách sạn lớn. Chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và mô hình kinh doanh. Trong đó, bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ cung cấp quản lý và điều hành doanh nghiệp.
2.4 Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn
Với hình thức này, người nhượng quyền sẽ tham gia đầu tư vốn với tỷ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống.
Bên nhượng quyền sẽ tham gia vào Hội đồng quản trị của công ty mặc dù vốn tham gia chiếm tỷ lệ nhỏ.
Tùy theo năng lực quản lý, thương hiệu, đặc trưng ngành hàng, cạnh tranh thị trường mà bên nhượng quyền sẽ cân nhắc thêm các yếu tố ưu tiên sau khi lựa chọn mô hình đầu tư vốn phù hợp với doanh nghiệp của mình.
>> Tư vấn: Nhượng quyền thương hiêu là gì? Có nên kinh doanh nhượng quyền thương hiệu?
3. Thủ tục mua bán thương hiệu:
3. 1 Chuẩn bị hồ sơ:
Các doanh nghiệp cần hoàn thiện hồ sơ để đăng ký nhượng quyền thương mại. Bộ hồ sơ này bao gồm:
- Biểu mẫu đăng ký nhượng quyền thương mại được Bộ Công Thương phát hành.
- Tài liệu giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu của Bộ Công Thương.
- Chứng chỉ pháp lý của tổ chức nhượng quyền.
- Chứng nhận bảo hộ sở hữu trí tuệ cho thương hiệu, có giá trị tại Việt Nam hoặc quốc tế.
3.2 Quy trình đăng ký nhượng quyền thương mại:
Nhà đầu tư có thể tham khảo quy trình đăng kí chuyển nhượng thương hiệu sau đây trước khi quyết định đầu tư nhượng quyền.
Thủ tục nhượng quyền thương hiệu được thực hiện theo quy định của chính phủ:
- Bước đầu tiên, bên nhượng quyền cần nộp hồ sơ đăng ký tại Bộ Công Thương.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ và đăng ký vào sổ đăng ký nhượng quyền thương mại trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, sau đó thông báo cho người nộp đơn.
- Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc cần chỉnh sửa, cơ quan nhà nước sẽ thông báo trong vòng 02 ngày làm việc để người nộp đơn có thể bổ sung hoặc sửa chữa.
- Thời hạn trên không bao gồm thời gian cần thiết để người nộp đơn chỉnh sửa hoặc bổ sung hồ sơ.
- Nếu quá thời hạn quy định mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho người đăng ký và nên rõ lý do.
Trên đây là tất tần tật về nhượng quyền thương hiệu và các thương hiệu nhượng quyền điển hình tại Việt Nam mà các nhà đầu tư có thể tham khảo trước khi bắt tay vào kinh doanh mô hình Franchise. GBC Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn các giải pháp về nhượng quyền và các vấn đề liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được hỗ trợ sớm nhất!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Website: https://gbcvietnam.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/gbcvietnamofficial
Địa chỉ: tầng 16, TNR Tower, 54A Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Hotline: 𝟬𝟵𝟲𝟳.𝟮𝟳𝟱.𝟲𝟮𝟰
Email: contact@gbcvietnam.vn
>>> Tin Tức Về Nhượng Quyền:
- Top 6 lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền thương hiệu siêu lợi nhuận 2024
- 6 bước cơ bản trong quy trình nhượng quyền thương hiệu bạn cần biết